Trên thị trường có rất nhiều loại đồng hồ nước, nhưng công năng thì gần như giống nhau và cách đọc hầu như không có gì khác. Một số nguyên tắc sau sẽ giúp bạn lựa chọn một loại đồng hồ tốt nhất cho công trình, nhà ở của bạn mà vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí.
Hướng dẫn cách chọn lựa đồng hồ đo áp suất nước
1. Vật liệu
Vật liệu quyết định đồng hồ áp suất đắt hay rẻ. Trong ứng dụng đo nước, có 2 loại vật liệu cần xem xét lựa chọn:
- Vỏ inox, chân đồng (rẻ hơn): sử dụng một thời gian, phần chân kết nối bị oxi hóa (thường đóng ten màu xanh – đồng oxit), ảnh hưởng đến chất lượng của nước.
- Vỏ inox, chân inox (đắt hơn): không bị oxi hóa sau thời gian sử dụng, giúp đảm bảo chất lượng nước.
Nếu ứng dụng không đòi hỏi chất lượng cao, bạn chỉ cần dùng loại inox chân đồng để tiết kiệm chi phí.
Nếu ứng dụng đòi hỏi khắc khe về chất lượng nước, bạn nên dùng đồng hồ áp suất có vật liệu vỏ inox, chân inox.
2. Đường kính mặt hiển thị
Trên thị trường có rất nhiều kích cỡ đồng hồ áp suất khác nhau: 40, 50, 63, 75 (không thông dụng), 80 (không thông dụng), 100, 150, 250 mm.
Kích thước càng lớn càng đắt tiền.
Nếu vị trí lắp đặt đồng hồ ngang tầm mắt, không đòi hỏi độ chính xác cao, bạn chỉ cần dùng đồng hồ có kích thước nhỏ: 63mm.
Nếu vị trí lắp đặt ở trên cao, khó quan sát hoặc các vị trí cần độ chính xác, theo dõi số liệu thường xuyên, bạn cần dùng loại có đường kính cao hơn: 100 hoặc 150 mm.
3. Thang đo
Đây là thông số khá quan trọng, nếu bạn chọn thang đo sai, đồng hồ áp suất của bạn bị hư hỏng nhanh chóng.
4. Độ chính xác
Độ chính xác càng cao, giá tiền càng cao. Các cấp chính xác của đồng hồ áp suất: 0.25%, 0.5%, 1%, 1.6%, 2%.
Cấp chính xác mặc định:
- Cho đồng hồ áp suất mặt 63mm: 1.6% hoặc 2%
- Cho đồng hồ áp suất mặt 100mm và 150 mm: 1%
Trong các ứng dụng đo áp suất nước, thông thường không đòi hỏi độ chính xác cao, bạn chỉ cần chọn độ chính xác mặc định để tiết kiệm chi phí.
5. Kiểu kết nối của đồng hồ áp suất
Nếu chọn sai kiểu kết nối, bạn sẽ mất công chỉnh sửa phần cơ khí để lắp đặt được đồng hồ. Các kiểu kết nối thông dụng: chân đứng, chân sau, chân sau lắp bảng…
6. Kích thước ren kết nối
Các kích thước ren thông dụng:
- 1/4″ NPT: thường thấy ở các đồng hồ có kích thước 63mm
- 3/8″ NPT (thường thấy trong các nhà máy của Nhật): cho các đồng hồ có kích thước 80mm, 100mm, 150mm
- 1/2″ NPT: kết nối mặc định cho các đồng hồ có kích thước 100 mm trở lên
Cách đọc chỉ số đồng hồ nước
Mọi người có thể chủ động theo dõi chỉ số nước của mình bằng cách đối chiếu với ngày đọc hàng tháng và trực tiếp kiểm tra chỉ số hiển thị trên mặt đồng hồ.
+ Bộ phận trên mặt đồng hồ để đọc số là hộp số.
+ Hộp số gồm dãy số màu đen và dãy số màu đỏ.
+ Dãy số màu đen chỉ số mét khối. Dãy số màu đỏ chỉ số lít.
Lưu ý: Ghi chỉ số đồng hồ hàng tháng theo dãy số màu đen (m3) chứ không ghi theo số màu đỏ.
Hướng dẫn cách đọc khi đồng hồ nước bị mờ:
– Mặt đồng hồ bị mờ do ngưng tụ nước: Đổ một chút nước sôi lên mặt kính đồng hồ để làm tan sương, hay dùng một miếng giẻ đặt lên mặt kính sau đó đổ nước sôi và chờ trong chốc lát, nếu chưa đủ tan sương lại tiếp tục thực hiện như trên.
– Đồng hồ chôn sâu, tiếp xúc với hóa chất, bị cào xước mặt kính: dùng dầu gió thoa lên mặt kính, với phương pháp này đồng hồ bị mờ mặt kính sẽ dần được khắc phục.
Nếu sau khi đã thử các phương pháp trên vẫn thấy khó khăn trong việc đọc chỉ số, có thể sử dụng đèn pin phát tia hồng ngoại (dùng để soi tiền giả) chiếu lên mặt đồng hồ. Chiếu đèn ở các góc độ sẽ thấy bóng các chữ số hiện lên.